Lượt xem: 572
Tin tức thanh tra Một số quy định về kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ
Trong thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định,... tạo thành hành lang pháp lý trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn sản phẩm hàng hóa đối với vàng trang sức mỹ nghệ và trong kinh doanh vàng.

1. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Nghị định quy định hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.... mỗi hoạt động điều phải tuân thủ theo những quy định tương ứng với từng hoạt động cụ thể.

*  Điều kiện đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

- Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

* Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

- Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.

- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.

- Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

- Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định theo quy định.

- Ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trên còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.

* Hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ

Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

* Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

* Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

- Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.

- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ KH&CN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường (viết tắt là Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN).

Thông tư này quy định về đo lường trong kinh doanh vàng; quy định về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ; hướng dẫn thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đo lường và chất lượng và quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, tổ chức thử nghiệm và cơ quan nhà nước.

Về việc ghi nhãn vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.

- Nhãn vàng trang sức, mỹ nghệ được thể hiện trực tiếp trên sản phẩm bằng phương pháp thích hợp như: cách khắc cơ học, khắc la-de, đục chìm, đúc chìm... hoặc thể hiện trên tài liệu đính kèm sản phẩm.

- Về đo lường trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN.

- Độ tinh khiết hay hàm lượng vàng theo phân hạng quy định tại Điều 6 của Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN.

+ Đối với vàng 17 Kara (K) thì độ tinh khiết không nhỏ hơn 708‰ và hàm lượng vàng không nhỏ hơn 70,8%; vàng 23K thì độ tinh khiết không nhỏ hơn 958‰ và hàm lượng vàng không nhỏ hơn 95,8%; vàng 24K thì độ tinh khiết không nhỏ hơn 999‰ và hàm lượng vàng không nhỏ hơn 99,9%...

+ Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như sau: 1‰ đối với vàng có hàm lượng từ 99,9% trở lên; 2‰ đối vàng hợp kim có hàm lượng từ 80% đến dưới 99,9% và 3‰ đối với vàng hợp kim có hàm lượng dưới 80%.

Nguyên tắc lấy mẫu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường:

- Việc lấy mẫu được thực hiện khi hàng hóa có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc có khiếu nại, tố cáo. Phương án lấy mẫu phải được cân nhắc và quyết định phù hợp với mục đích, yêu cầu và bảo đảm tính khách quan, minh bạch.

- Mẫu được lấy phải đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của phương pháp thử nghiệm quy định tại phụ lục I Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.

 - Khi lấy mẫu cơ quan thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản lấy mẫu theo quy định.

- Việc thực hiện thử nghiệm vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm xác định hàm lường vàng do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng chỉ định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.

Thanh tra Sở (Kim Thoa)

Thông báo - Hướng dẫn

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1571610
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.